HỌC BỔNG VƯỢT KHÓ

Câu 1.    Tiêu chuẩn xét học bổng vượt khó (HBVK)?

  • Hoàn cảnh gia đình/bản thân HSSV:

Gia đình HSSV thuộc diện hộ nghèo/ hộ cận nghèo; có hoàn cảnh khó khăn; diện chính sách; bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt hoặc bản thân HSSV có khó khăn về sức khỏe (khuyết tật, bệnh hiểm nghèo…).

  • Điều kiện về học tập và rèn luyện:

Đối với HSSV năm thứ 1: phải hoàn tất nghĩa vụ đóng các khoản học phí, lệ phí nhập học đúng thời gian qui định.

Đối với HSSV năm thứ 2, 3: Điểm trung bình học tập từ 7.0 trở lên; điểm rèn luyện từ 70 trở lên; tại thời điểm xét không chịu hình thức kỷ luật nào.

HSSV chú ý: HBVK ưu tiên cho những HSSV chưa nhận bất kỳ học bổng tài trợ nào khác trong năm học; mỗi HSSV được xét nhận tối đa 1 lần HBVK/ năm học.

Câu 2.    Các trường hợp khó khăn đột xuất có được xét HBVK?

Trường hợp HSSV gặp khó khăn đột xuất (bị tai nạn, gia đình bị thiên tai họa hoạn, dịch bệnh…) cũng sẽ được xem xét cấp học bổng này. Đối với các trường hợp này HSSV hoặc Cố vấn học tập và lãnh đạo Khoa cần có đơn đề xuất với Ban giám hiệu thông qua Phòng Công tác chính trị – HSSV.

Câu 3.    Hồ sơ, thủ tục xét học bổng vượt khó như thế nào?

HSSV thuộc đối tượng được xét học bổng vượt khó cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng thời gian theo thông báo (theo dõi thông báo trên trang online.tdc.edu.vn hoặc trang facebook “TDC – Phòng Công tác Chính trị – Học sinh Sinh viên” vào đầu các học kỳ).

Hồ sơ gồm: Đơn xin xét cấp học bổng (theo mẫu, có dán ảnh); Các minh chứng xác nhận hoàn cảnh cảnh gia đình/ bản thân HSSV; biên bản họp lớp.

Câu 4.    Các minh chứng kèm theo thường là gì?

Những minh chứng thông thường có thể sử dụng giấy tờ hay hình ảnh có ghi chú.

  • Gia đình khó khăn: giấy xác nhận diện nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn của địa phương, thẻ thương binh, liệt sĩ, giấy giám định mất sức lao động, tật bẩm sinh,…
  • Mồ côi: giấy xác nhận của địa phương.
  • Bệnh tật: sổ khám bệnh, toa thuốc,…,
  • Những giải thưởng: bản photo giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận đã được nhận;
  • Những hoạt động đã tham gia: giấy xác nhận của tổ chức/ cá nhân, tổ chức hoạt động thiện nguyện hay hình ảnh tham gia;
  • HSSV chú ý: Các giấy tờ có thể là bản photocopy có công chứng.

Câu 5.    Cách trình bày, chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Ghi đầy đủ thông tin trong biểu mẫu, ghi rõ ràng những khó khăn của gia đình trong thời gian hiện tại, không ghi gia đình khó khăn chung chung; chữ viết rõ, sạch sẽ, hạn chế tẩy xóa; chuẩn bị đầy đủ minh chứng kèm theo; sắp xếp gọn gàng, bỏ vào túi cho khỏi thất lạc.

Hồ sơ phải được thông qua Cố vấn học tập/ Khoa và được gửi về Phòng Công tác Chính trị – HSSV.

Câu 6.    Cách thức xét cấp học bổng vượt khó

Hồ sơ của HSSV sẽ được hội đồng xét cấp học bổng của nhà trường họp và xem xét, quyết định.

Hội đồng sẽ căn cứ theo quĩ học bổng hiện có để xét cấp cho HSSV theo thứ tự ưu tiên cho HSSV đủ điều kiện và có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Câu 7.    Số suất, giá trị mỗi suất học bổng vượt khó là bao nhiêu?

Những năm học gần đây, trường xét trao khoảng 100 suất mỗi năm học, mỗi suất trị giá 2.000.000 đ.

Câu 8.    Học bổng vượt khó thường được trao vào các thời điểm nào của năm học?

Học bổng vượt khó thường được xét trao trong các dịp lễ khai giảng, lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và sẽ tiếp tục xét các đợt tiếp theo trong năm học (nếu còn quỹ).

Câu 9.    Tham dự lễ trao học bổng vượt khó?

HSSV có tên trong danh sách được xét trao HBVK vào các dịp lễ của trường, thường sẽ được đề nghị tham dự lễ trao học bổng.

HSSV chú ý: gọn gàng, sạch sẽ, mặc trang phục theo qui định và chấp hành mọi hướng dẫn của ban tổ chức lễ.

HỌC BỔNG VƯỢT KHÓ